Trí nhớ hình ảnh

Bạn mở cửa, bật đèn và bước vào trong phòng nghỉ của một khách sạn. Ngay khi bạn bước vào trong phòng được vài giây thì bóng đèn bị cháy và mọi thứ xung quanh bao phủ bởi một màu đen, Vậy nhưng, bạn vẫn có thể nhớ được một chút ký ức về cách…

By.

min read

Bạn mở cửa, bật đèn và bước vào trong phòng nghỉ của một khách sạn. Ngay khi bạn bước vào trong phòng được vài giây thì bóng đèn bị cháy và mọi thứ xung quanh bao phủ bởi một màu đen, Vậy nhưng, bạn vẫn có thể nhớ được một chút ký ức về cách bày trí đồ vật trong phòng mặc dù là không cụ thể.

Bạn đang xem một bộ phim kinh dị, bất ngờ hình ảnh một con ma đáng sợ hiện lên trên màn hình khiến bạn chết khiếp, vậy là bạn cứ ám ảnh về nó mãi.

Đây là 2 trong rất nhiều ví dụ về cái được gọi là trí nhớ hình ảnh. Mỗi ngày, mắt của chúng ta đều quan sát và tiếp nhận hàng tỷ thông tin dưới dạng các hình ảnh. Những hình ảnh đủ ấn tượng sẽ được lưu sâu vào trong bộ nhớ dài hạn. Nếu chúng mờ nhạt, bạn có thể quên đi sau vài giây, thậm chí là vài milli giây hay hầu như không hề nhận thức được sự xuất hiện của hình ảnh, mặc dù mắt của bạn đã nhìn thấy mọi thứ.

Trí nhớ hình ảnh có gì nổi trội so với các loại trí nhớ khác

Căn cứ vào cách hình thành trí nhớ thì trí nhớ của con người được chia thành 4 dạng sau:

  1. Trí nhớ cảm xúc: Phản ánh nhưng ký ức được lưu giữ lại khi con người biểu đạt các cảm xúc khác nhau. Đây là loại trí nhớ được não bộ ưu ái và dễ lưu giữ nhất. Chẳng hạn, nếu bạn buồn vì không vượt qua nổi kỳ thi tốt nghiệp, chắc chắn bạn sẽ còn nhớ khoảnh khắc này rất lâu sau đó.
  2. Trí nhớ vận động: Phản ánh việc con người lưu giữ lại những cử động đã từng tiến hàng trước đây. Ví dụ như khi bạn nhớ rằng mình đã từng học võ Karatedo hay chinh phục một ngọn núi trong quá khứ.
  3. Trí nhớ từ ngữ – logic: Phản ánh những ý nghĩ, tư tưởng con người được diễn đạt trong lời nói. Ví dụ như kiến thức về chủ nghĩa Mác – Lênin giúp ta có thể phân tích được các hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội.
  4. Trí nhớ hình tượng : Là khả năng tiếp nhận và lưu giữ những ký ức thông qua các giác quan như thị giác (trí nhớ hình ảnh – cụ thể đã mô tả ở phần đầu bài viết), thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đh Inowa – Mỹ cho rằng con người thường có trí nhớ về hình ảnh hoặc trí nhớ cảm xúc tốt hơn so với trí nhớ từ ngữ – logic hoặc vận động.

Nếu cho bạn đọc nội dung của một bài báo bạn sẽ khó ghi nhớ hơn so với việc bạn xem nội dung của một bức hình. Như vậy, những gì chúng ta đọc hoặc nghe thấy thường không tốt bằng những gì chúng ta thấy hoặc chạm vào.

Các nghiên cứu trước đây cho rằng, các bộ phận của não bộ kết nối với nhau để tạo nên trí nhớ được tích hợp. Nhưng với phát hiện này, các nhà khoa học cho biết, hệ thần kinh có thể sử dụng những con đường khác nhau để xử lý thông tin. Không những vậy, cách mà não bộ xử lý thông tin thông qua thính giác sẽ khác với thị giác hoặc xúc giác. Các con đường sẽ luân phiên thay thế nhau. Ví dụ như sự tăng lặp về thần kinh – sẽ là một điều cần thiết khi con người cố gắng cải thiện khả năng ghi nhớ của mình.

Trong một cuộc khảo sát khác, một nhóm người tham gia được yêu cầu lắng nghe các file âm thanh đơn thông qua tai nghe, đồng thời nhìn vào rất nhiều hình vuông với màu sắc khác nhau. Mỗi nhóm âm thanh, hình vuông và độ rung được tách riêng bằng khoảng thời gian trì hoãn khác nhau từ 1 tới 32 giây.

Kết quả khảo sát ghi nhận được sự suy giảm khả năng ghi nhớ về âm thanh lớn hơn so với việc lưu giữ hình ảnh đặc biệt là khoảng thời gian từ 4 -8 giây sau khi họ nghe nhạc.

Tất cả các thử nghiệm này đều chứng tỏ rằng cách mà bộ não của chúng ta xử lý và lưu giữ thông tin dưới dạng âm thanh thường kém hơn so với các dạng khác trong trí nhớ hình tượng. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh con người có trí nhớ hình ảnh siêu việt và việc nghe các từ liên kết với âm thanh tốt hơn so với chỉ nghe riêng âm thanh có thể hỗ trợ cho trí nhớ. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục, kinh tế và phát triển khả năng tư duy, cải thiện trí nhớ của con người.

  • Nhận thức được điều này, thì một giáo viên sẽ biết cách truyền đạt bài giảng kết hợp giữa lời giảng và hình ảnh mô tả trực quan sinh động hoặc những clip nghe nhìn để sinh viên, học sinh có thể dễ tưởng tượng và ghi nhớ hơn, đồng thời tạo hứng thú cho mỗi tiết học.
  • Nếu một đơn vị marketing nắm bắt được điều này, họ sẽ biết cách khai thác các ý tưởng quảng cáo lợi dụng nhiều hình ảnh sinh động có ý nghĩa thay vì những nội dung dài đầy chữ, khiến người xem người mua chỉ muốn lướt qua nhanh chóng.
  • Đối với những người bị suy giảm trí nhớ, các phương pháp cải thiện trí nhớ thông qua rèn luyện sự nhận biết bằng các loại hình ảnh có thể giúp họ tiến bộ hơn.
Bài đăng khác

Blog Đồ họa