4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm

Nếu con người trải qua 4 giai đoạn”Sinh- Lão- Bệnh- Tử” trong cuộc đời thì mỗi sản phẩm thương hiệu đều có một vòng đời nhất định tương tự như vậy. Vòng đời sản phẩm hay Product Life Cycle là toàn bộ quy trình của một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ khi được…

By.

min read

Nếu con người trải qua 4 giai đoạn”Sinh- Lão- Bệnh- Tử” trong cuộc đời thì mỗi sản phẩm thương hiệu đều có một vòng đời nhất định tương tự như vậy.

Vòng đời sản phẩm hay Product Life Cycle là toàn bộ quy trình của một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ khi được sinh ra, đưa vào thị trường lần đầu tiên cho đến khi nó bị suy giảm hoặc bị đào thải, loại bỏ hoàn toàn khỏi thị trường. Quy trình đó diễn ra trong 4 giai đoạn cốt lõi sau:

1. Giới thiệu, công bố sản phẩm

Trong giai đoạn này, sản phẩm hoặc dịch vụ lần đầu tiên được công bố, giới thiệu sự tồn tại của mình với thị trường. Đây là viên gạch đầu tiên, đặt nền tảng cho sự phát triển thương hiệu sản phẩm.

Chính vì lẽ đó, với hầu hết các sản phẩm, đây là giai đoạn cần nguồn chi phí lớn cho việc marketing- quảng bá sản phẩm để thu hút người dùng sử dụng, trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Cũng có thể bạn sẽ phải chi ngân sách cho việc sản xuất bản dùng thử để test thử nghiệm độ yêu thích, phản ứng khi tiếp cận sản phẩm của khách hàng tiềm năng, từ đó điều chỉnh, xây dựng kế hoạch phát triển cho phù hợp.

Mục đích chính của giai đoạn này chính là xây dựng nhu cầu sản phẩm trên cơ sở khai sinh ra nó.

2. Tăng trưởng- Phát triển sản phẩm

Giai đoạn này là bước kế tiếp trong quy trình vòng đời sản phẩm, nó được coi là thành công của giai đoạn giới thiệu, là minh chứng cho việc sản phẩm, dịch vụ của bạn đã được chú ý, nhận được sự quan tâm của khách hàng. 

Giai đoạn này thể hiện rõ nhất qua các con số biết nói như là sản lượng bán ra, doanh thu, lợi nhuận… từ sản phẩm. Khi nó đã được đón nhận và sử dụng, doanh nghiệp sẽ sản xuất hàng loạt, từ đó sẽ giảm bớt được chi phí sản xuất, tần suất sử dụng và trải nghiệm sản phẩm ngày một tăng đồng nghĩa với việc doanh thu bán hàng ngày một lớn, sản sinh ra lợi nhuận.

Khi sản phẩm được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên thị trường đồng nghĩa với việc sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Lúc này đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải điều chỉnh, cải thiện tính năng sản phẩm ngày càng hữu ích với khách hàng, đồng thời tiếp tục đầu tư vào quảng cáo, khuyến mãi sản phẩm để thu hút số lượng khách hàng nhiều hơn nữa.

Thị phần mở rộng, doanh thu phát triển

3. Trưởng thành

Đây là giai đoạn chín muồi của sản phẩm. Nó cho biết rằng sản phẩm bạn đã có vị thế nhất định trên thị trường. Bạn có thị trường cố định và lượng khách hàng thân thiết, trung thành với sản phẩm. 

Giai đoạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào tính chất từng sản phẩm, giá trị chuyên biệt mà nó mang lại và hơn hết cả là chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Ở giai đoạn trưởng thành, doanh thu sản phẩm có thể đạt đến đỉnh và đi vào “bão hòa”, có thể sụt giảm nghiêm trọng bởi sự gia tăng các đối thủ cạnh tranh. Giải pháp đưa ra là doanh nghiệp cần tiếp tục cải thiện tính năng sản phẩm, đa dạng hoặc tạo sự chuyên biệt cá thể cho sản phẩm để không bị thay thế. 

Chiếc lược khuyến mãi, trợ giá sản phẩm thường là lựa chọn tối ưu cho giai đoạn này.

4. Suy yếu, thoái trào

Đây là giai đoạn cuối cùng của vòng đời sản phẩm. Trong giai đoạn này, doanh số bán hàng sẽ suy giảm mạnh, đó là dấu hiệu cho sự xóa sổ sản phẩm trên thị trường. 

Các nguyên nhân có thể kể đến là do sản phẩm trở nên lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thị hiếu người dùng thay đổi, thị phần giảm do sự xuất hiện của các sản phẩm có nền tảng tương tự song tính năng ưu việt hơn.

Giải pháp marketing chủ yếu lúc này là đánh vào lượng khách hàng thân thiệt bằng cách tung ra những chương trình giảm giá ưu đãi cho đối tượng này.

Sau khi đánh giá các chỉ số doanh thu, lợi nhuận, thị phần… doanh nghiệp sẽ cân nhắc khai tử sản phẩm hay kiên trì chờ đối thủ chủ động rút lui để không bị đào thải.

Trên đây là 4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm, việc nắm rõ quy luật và nguyên lý hoạt động của chúng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra định hướng phát triển cụ thể, rõ ràng, có hiệu quả và là bước đệm thành công khi tạo dựng thương hiệu sản phẩm.

Bài đăng khác

Blog Đồ họa