Hồ sơ năng lực là sản phẩm nhận diện thương hiệu không thể thiếu trong kinh doanh, đặc biệt đối với các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, y tế.. bởi họ là đối tượng thường xuyên tham gia đấu thầu và hồ sơ năng lực chính là vũ khí tối thượng cho việc quyết định có được nhận thầu hay không. Vậy hồ sơ năng lực có kết cấu như thế nào, nó gồm những thành tố gì, cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Trước tiên, cần hiểu hồ sơ năng lực là cuốn ấn phẩm cung cấp tổng quát thông tin của công ty về logo, slogan, thành tích, nhân sự, kinh nghiệm… Từ đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy các đề mục cần có của một cuốn hồ sơ năng lực đầy đủ như sau:
1. Thông tin tổng quan về công ty
Ở phần này, bạn cần cung cấp một cách đầy đủ, chính xác về các nội dung sau:
– Tên công ty
– Logo
– Slogan
– Năm thành lập
– Giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập công ty
– Địa chỉ kinh doanh, trụ sở, kho bãi…
– Lĩnh vực kinh doanh
– Phương thức liên hệ: số điện thoại, email, website…
Đây là những thông tin cần cung cấp để đối tác, nhà đầu tư và cả khách hàng tiềm năng có cái nhìn tổng thể, sơ lược nhất về công ty, nắm được đây là công ty gì, hoạt động lĩnh vực nào, ở đâu và đồng thời khẳng định công ty bạn hoạt động hợp pháp.
2. Năng lực nhân sự
Đây là một trong những phần quan trọng nhất của cuốn hồ sơ năng lực.
Ở mục này sẽ có sơ đồ tổ chức, bộ máy nhân lực hoạt động của công ty, ban lãnh đạo, cán sự chủ chốt, quy mô nhân sự. Kèm theo đó là minh chứng năng lực nhân sự như bằng, cấp, chứng chỉ kỹ năng, khả năng thi công, sản xuất..
Đây là mục quan trọng để đối tác xác định công ty bạn có đáp ứng điều kiện cần và đủ về yêu cầu năng lực nhân sự.
3. Hệ thống trang thiết bị- máy móc
Ở mục này, bạn cần cung cấp thông tin về cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị như tên, các tiêu chuẩn máy, năm sản xuất, số lượng, kết hợp cùng hình ảnh cụ thể sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
4. Kinh nghiệm thi công, sản xuất
Chỉ minh chứng năng lực công ty bằng trình độ nhân sự thôi chưa đủ, bạn cần thể hiện rõ qua kinh nghiệm thi công các công trình, kèm theo là hình ảnh sản phẩm, thành quả rõ ràng, cụ thể.
Hãy tạo list danh sách các đơn vị, doanh nghiệp đã từng hợp tác và tên dự án đã hoàn thành để nhà đầu tư cũng như đối tác rõ ràng hình dung về năng lực của bạn.
Nếu có các giấy khen, chứng nhận thì nên đưa bản sao vào nhé.
5. Năng lực tài chính
Đây là phần không thể thiếu của bất kỳ bộ hồ sơ năng lực nào.
Năng lực tài chính là khả năng đảm bảo về nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp, một doanh nghiệp được cho là có năng lực tài chính khi có khả năng đảm bảo vốn cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư, sản xuất. Việc đảm bảo năng lực tài chính của doanh nghiệp sẽ khiến nhà đầu tư và đối tác an tâm khi bàn giao dự án.
6. Một số thông tin khác
Sau khi trình bày các năng lực cơ bản cần có của doanh nghiệp, ở mục này là nơi bạn có thể trình bày văn hóa của công ty mình hoặc một số thành tích, hoạt động từ thiện (nếu có).
Một doanh nghiệp có văn hóa bền vững lâu đời với nhiều thành tích xuất sắc chắc chắn sẽ khiến đối tác tin tưởng bàn giao dự án.
Trên đây là 06 đề mục cần có của bộ hồ sơ năng lực, nếu đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế, hãy liên hệ chúng tôi qua số điện thoại 0336882020 nhé!