,

Phương pháp đọc hiệu quả mọi nội dung trong sách và tài liệu

1. Xây dựng hệ thống khái niệm Công việc đầu tiên trước khi tiếp nhận một khối lượng thông tin là cần xâu dựng các hệ thống khái niệm căn bản của nguồn thông tin đó. Đối với hầu hết các loại nội dung, chúng ta đều đã từng có cơ hội tiếp nhận các…

By.

min read

1. Xây dựng hệ thống khái niệm

Công việc đầu tiên trước khi tiếp nhận một khối lượng thông tin là cần xâu dựng các hệ thống khái niệm căn bản của nguồn thông tin đó. Đối với hầu hết các loại nội dung, chúng ta đều đã từng có cơ hội tiếp nhận các khái niệm căn bản của chúng trong môi trường giáo dục hoặc xã hội. Các khái niệm này có thể chưa đầy đủ.

Nói chung, coi như là bắt đầu mới, chúng ta cần lật lại mục lục của sách để tìm kiếm các khái niệm căn bản về nó trước, ghi nhớ các khái niệm này, tìm hiểu ý nghĩa của các khái niệm.

2. Xây dựng lược đồ nội dung

Hệ thống khái niệm càng rõ ràng càng hiệu quả trong việc nắm bắt các nội dung trong sách, chúng ta không hướng đến việc xây dựng thật nhiều khái niệm, bởi vì có nhiều mà không thấu thì sẽ không hiệu quả.

Sau khi có được hệ thống khái niệm, bước tiếp theo sẽ là hình dung về nội dung, xây dựng nên một bộ đề cương cơ bản nhất về nội dung sách/tài liệu.

Việc kết nối các khái niệm sẽ khiến cho việc tiếp thu nội dung càng hiệu quả hơn, nó chính là phương pháp ghi nhớ hiệu quả nhất.

3. Hoàn thiện lược đồ nội dung bằng các nội dung sách, tài liệu

Sau cùng, ta sẽ đọc nội dung sách và ghép các phần nội dung sách vào hệ thống lược đồ nội dung thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Trong quá trình đọc, nhiều nội dung sẽ là hợp lý hoặc có nhiều điểm bất hợp lý, lúc đó ta sẽ phải sửa chữa lược đồ nội dung của mình để phù hợp hơn với nội dung sách.

Nên nhớ, việc lắp ghép các phần nội dung sách vào câu chuyện tưởng tượng của mình là quan trọng nhất, các nội dung để được ghi nhớ, thấu hiểu cần có các kết nối đến các nội dung đã được ghi nhớ sâu sắc vào não. 

Sau cùng là toàn bộ câu chuyện được thêu dệt lại, mức độ đậm nhạt của ghi nhớ sẽ đến từ cấu trúc lược đồ nội dung đến các mảnh nội dung chi tiết.

Khi nhớ lại câu chuyện, chúng ta sẽ đi từ các lược đồ nội dung, khái niệm đến phần nội dung chi tiết giống như việc đi đến một địa phương nào đó theo cấu trúc đi vào đường lớn, vào đường nhánh rồi vào các con đường nhỏ hơn tới nơi mình muốn đến.

Bài đăng khác

Blog Đồ họa